0913 078 556 Hotline
nammyhcm2010@gmail.com Email liên hệ
» » Nghề nuôi tôm theo hướng bền vững (Bình Minh - Tổng hợp)

Nghề nuôi tôm theo hướng bền vững (Bình Minh - Tổng hợp)

Nuôi tôm là một nghề mang lại giá trị kinh tế và lợi nhuận cao. Nghề này phát triển mạnh mẽ ở các nước Việt nam, Thái lan, Ấn độ, Ecuado, Indonesia.

Việt Nam là nước sản xuất tôm sú lớn nhất Thế giới với nguồn cung tôm cỡ lớn ổn định và đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng. Vì thế, về lâu dài, xuất khẩu tôm Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh hơn các nước sản xuất và xuất khẩu tôm châu Á và Nam Mỹ...

Năm 2006, Việt Nam bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng, cho đến nay diện tích nuôi loại tôm này ngày càng được mở rộng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh các vùng nuôi trong khi đó chưa có những quy hoạch bài bản, từ đó nguy cơ phát sinh và lây nhiễm các loại bệnh trên tôm rất cao, sự bùng phát bệnh bắt đầu từ năm 2012, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm.

Kể từ khi phải hứng chịu những thiệt hại của dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm đã ứng dụng nhiều biện pháp để phòng dịch bệnh và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp xử lý đều mang tính tự phát, đôi khi không có cơ sở khoa học.

Giải pháp đầu tiên khi xuất hiện dịch bệnh trên tôm là sử dụng các loại kháng sinh. Các chất kháng sinh rất hiệu quả trong việc quản lý sức khỏe động vật thủy sản, nhưng chúng cũng chỉ là một công cụ, không phải là thần dược và không tốt cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Việc sử dụng các chất hóa học đắt đỏ để quản lý dịch bệnh cũng bị phê phán mạnh mẽ do các tác dụng phụ như tích tụ trong môi trường, phát triển sự kháng thuốc, suy giảm miễn dịch và giảm tiêu thụ các sản phẩm thủy sản được xử lý với kháng sinh và các phương pháp truyền thống không hiệu quả để chống lại các mầm bệnh mới.

Sau một thời gian rút ra những kinh nghiệm từ thực tế và ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào trong kỹ thuật nuôi, cho đến nay hầu hết các vùng nuôi tôm đều có những quy trình nuôi riêng cho mình phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu và vị trí địa lý vùng nuôi.

Dù bất cứ quy trình nào thì để nghề nuôi tôm bền vững và hạn chế được tối đa những rủi ro, thiệt hại, người nuôi tôm nên tuân thủ những vấn đề cơ bản đã được chứng minh bằng khoa học và đúc kết từ thực tế. Trong loạt bài viết này, tác giả xin được hệ thống lại toàn bộ những vấn đề nêu trên thành một quy trình nhằm giúp bà con có một cách nhìn toàn diện trong việc triển khai công tác nuôi tôm của mình đi đến thành công.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một câu nói đúc rút ra từ thực tế và nó đúng cho mọi đối tượng, từ con người đến động vật nuôi. Đặc biệt là đối với con tôm sống trong môi trường nước. Khi một con bị bệnh thì sự lây lan từ con này sang con khác và từ ao này sang ao khác là cực kỳ nhanh. Vì thế mà dù cho các kháng sinh có hiệu quả đến đâu đi chăng nữa thì sau khi dập được bệnh, người nuôi cũng bị đã thiệt hại đáng kể. Chưa kể đến các yếu tố kháng kháng sinh sau một thời gian sử dụng và không phải một loại kháng sinh có thể trị được tất cả các loại bệnh, đặc biệt là bệnh gây nên do virus.

Vấn đề thứ hai là các bệnh trên tôm thường phát sinh và gây nên bởi các tác nhân vi khuẩn, vi rút, các loại ký sinh trùng. Và khoa học đã chứng minh rằng, mặc dù trong môi trường luôn thường trực những yếu tố gây bệnh nêu trên, nhưng việc phát sinh bệnh hay không lại phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe con tôm, môi trường sống (như các yếu tố thủy lý hóa của nguồn nước, thời tiết, các chất độc trong nước, các loại vi sinh vật có ích,...). Khi sức khỏe của tôm yếu, sức đề kháng kém thì các lọai vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công gây ra bệnh. Các loại vi khuẩn, vi rút nhanh chóng sinh sôi nảy nở trên những con tôm bệnh (vật chủ). Những con tôm khỏe sẽ ăn những con tôm chết do bệnh. Đây là nguồn lây bệnh sang những con tôm khỏe. Sự lây nhiễm này tăng theo cấp số nhân, do đó tốc độ lây lan và bùng phát bệnh rất nhanh.

Năm 2006, Việt Nam bắt đầu nuôi tôm thẻ chân trắng, cho đến nay diện tích nuôi loại tôm này ngày càng được mở rộng để phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh các vùng nuôi trong khi đó chưa có những quy hoạch bài bản, từ đó nguy cơ phát sinh và lây nhiễm các loại bệnh trên tôm rất cao, sự bùng phát bệnh bắt đầu từ năm 2012, gây thiệt hại lớn cho ngành nuôi tôm.

Kể từ khi phải hứng chịu những thiệt hại của dịch bệnh gây ra, người nuôi tôm đã ứng dụng nhiều biện pháp để phòng dịch bệnh và xử lý khi có dịch bệnh xảy ra. Tuy nhiên, hầu hết các phương pháp xử lý đều mang tính tự phát, đôi khi không có cơ sở khoa học.

Giải pháp đầu tiên khi xuất hiện dịch bệnh trên tôm là sử dụng các loại kháng sinh. Các chất kháng sinh rất hiệu quả trong việc quản lý sức khỏe động vật thủy sản, nhưng chúng cũng chỉ là một công cụ, không phải là thần dược và không tốt cho sức khỏe con người và vật nuôi.

Việc sử dụng các chất hóa học đắt đỏ để quản lý dịch bệnh cũng bị phê phán mạnh mẽ do các tác dụng phụ như tích tụ trong môi trường, phát triển sự kháng thuốc, suy giảm miễn dịch và giảm tiêu thụ các sản phẩm thủy sản được xử lý với kháng sinh và các phương pháp truyền thống không hiệu quả để chống lại các mầm bệnh mới.

Sau một thời gian rút ra những kinh nghiệm từ thực tế và ứng dụng những kết quả nghiên cứu khoa học vào trong kỹ thuật nuôi, cho đến nay hầu hết các vùng nuôi tôm đều có những quy trình nuôi riêng cho mình phù hợp với điều kiện kinh tế, khí hậu và vị trí địa lý vùng nuôi.

Dù bất cứ quy trình nào thì để nghề nuôi tôm bền vững và hạn chế được tối đa những rủi ro, thiệt hại, người nuôi tôm nên tuân thủ những vấn đề cơ bản đã được chứng minh bằng khoa học và đúc kết từ thực tế. Trong loạt bài viết này, tác giả xin được hệ thống lại toàn bộ những vấn đề nêu trên thành một quy trình nhằm giúp bà con có một cách nhìn toàn diện trong việc triển khai công tác nuôi tôm của mình đi đến thành công.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là một câu nói đúc rút ra từ thực tế và nó đúng cho mọi đối tượng, từ con người đến động vật nuôi. Đặc biệt là đối với con tôm sống trong môi trường nước. Khi một con bị bệnh thì sự lây lan từ con này sang con khác và từ ao này sang ao khác là cực kỳ nhanh. Vì thế mà dù cho các kháng sinh có hiệu quả đến đâu đi chăng nữa thì sau khi dập được bệnh, người nuôi cũng bị đã thiệt hại đáng kể. Chưa kể đến các yếu tố kháng kháng sinh sau một thời gian sử dụng và không phải một loại kháng sinh có thể trị được tất cả các loại bệnh, đặc biệt là bệnh gây nên do virus.

Vấn đề thứ hai là các bệnh trên tôm thường phát sinh và gây nên bởi các tác nhân vi khuẩn, vi rút, các loại ký sinh trùng. Và khoa học đã chứng minh rằng, mặc dù trong môi trường luôn thường trực những yếu tố gây bệnh nêu trên, nhưng việc phát sinh bệnh hay không lại phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe con tôm, môi trường sống (như các yếu tố thủy lý hóa của nguồn nước, thời tiết, các chất độc trong nước, các loại vi sinh vật có ích,...). Khi sức khỏe của tôm yếu, sức đề kháng kém thì các lọai vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tấn công gây ra bệnh. Các loại vi khuẩn, vi rút nhanh chóng sinh sôi nảy nở trên những con tôm bệnh (vật chủ). Những con tôm khỏe sẽ ăn những con tôm chết do bệnh. Đây là nguồn lây bệnh sang những con tôm khỏe. Sự lây nhiễm này tăng theo cấp số nhân, do đó tốc độ lây lan và bùng phát bệnh rất nhanh.

cac_yto_can_qlyCác yếu tố cần quản lý trong nuôi tôm

Tất cả những yếu tố nói trên, người nuôi đều có thể chủ động điều chỉnh, khống chế được. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm sao tạo ra được cùng lúc tổng hòa các yếu tố đó luôn luôn có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của con tôm trong suốt quá trình nuôi.

Tóm lại, để nuôi tôm thành công và trở thành một nghề bền vững, người nuôi cần xem xét và thực hiện tốt các yếu tố sau đây:

  1. Con giống (xem kỳ 1),
  2. Dinh dưỡng cho tôm (xem kỳ 2),
  3. Chất lượng nước ao nuôi (xem kỳ 3),
  4. Quản lý dịch bệnh và các tác động khác từ bên ngoài (xem kỳ 4).

 

Nhắn tin đến Nam Mỹ
Đóng
facebook
email